Header Ads Widget

Ticker

6/recent/ticker-posts

Phần 2: Cài đặt Jira Server cho Ubuntu Server và kết nối đến Windows Server AD 2016

Keyword: Install Jira Server on Ubuntu Server and Connect to Windows Server 2016 with AD
Sau cái Lab thành công với Gitlab chúng ta lại thực hiện tiếp với phần 2 của câu chuyện ba người, đó là thằng Jira, các bạn nên tìm hiểu xem Jira là gì đi nhé, mình sẻ không giải thích ở đây, chúng ta sẻ xem lại sơ đồ bên dưới và nếu ai đã quên việc cài đặt AD thì mình sẻ không hướng dẫn trong bài viết này nữa mà các bạn phải xem lại phần 1 đi nhé
Mình sẻ để Phần 1 tại đây các bạn click vào để xem lại quá trình cài đặt AD trên Windows Server 2016 còn bây giờ mình sẻ đi thẳng vào vấn đề của Jira trên Ubuntu Server luôn nhé

Bước 1: Download Jira Server về Ubuntu

Các bạn truy cập vào đường link sau và Download Jira Server về nhé: https://www.atlassian.com/software/jira/download
Sau khi download xong mình đã có như hình dưới
Thực hiện gõ lệnh sau để cài đặt nó
chmod +x atlassian-jira-software-8.7.0-x64.bin
./atlassian-jira-software-8.7.0-x64.bin
Nếu như nó hiện ra lỗi sau: https://confluence.atlassian.com/x/PRCEOQ
Đây là một số lỗi khi cài trên Ubuntu do thiếu tools sau ta cần cài đặt thêm vào thì mới cài được trên Ubuntu
apt install -y fontconfig
và sau đó thực hiện chạy lại để cài đặt, trong quá trình cài cứ bấm Enter hết tất cả để lựa chọn đồng ý mặc định cho việc cài đặt các bạn nhé
Tại đây như vậy là Jira đã được cài đặt thành công rồi đấy việc chúng ta bây giờ là change IP về chung 1 dãi để Network có thể truy cập được
cd /etc/netplan
Tại đây có 1 file yml bạn chỉ việc cấu hình file đó như sau để có được IP: 100.100.100.3 như sơ đồ
Việc còn lại các bạn chỉ cần sử dụng câu lệnh sau để apply mọi thay đổi là được: netplan apply
Giờ check lại thì thấy ngon rồi đấy, giờ đây mình chỉ cần thêm DNS tạo một domain cho Jira và truy cập bằng trình duyệt nữa là xong
Tiếp đến các bạn lựa chọn ở mục dưới là I'll set it up myself sau đó click Continue to MyAtlassian
Tại đây mình cứ để mặc định và Next vì đây là lần đầu mình cài Jira nên không có Database gì cả, mình sẻ cho nó tự Build cho mình 1 Database mới chờ mất khoảng vài phút gì đó
Cứ Next tiếp thôi, mình không muốn ai có quyền đăng ký cả mà mình sẻ tự Setup sau nên mình cứ để mặc định và Next tiếp, tại đây do mình sử dụng thử để dựng lap nên khi nó yêu cầu lấy licensen thì mình phải lấy để sử dụng thử
Như các bạn đã thấy ở trên mình đã thực hiện xong quá trình tạo License để sử dụng thử 30 ngày và tài khoản cho User rồi giờ mình cứ chọn Continue như mặc định thôi

Bước 2: Kết nối với AD cho Jira Server

Bạn truy cập vào User Management
Sau đó lại thực hiện cấu hình như hình dưới nhé, mà để có được bản cấu hình này các bạn click vào phần Add Directory để thực hiện tạo cấu hình Microsoft Active Directory

Để mình nói sơ qua 1 chút, tài khoản Admin là tài khoản mình đã tạo từ trước trong co AD và nó có quyền Domain Admin luôn rồi, sau đó mình tạo tiếp 2 tài khoản User thuộc Group Domain User đó là phat.dt và dung.tran để tiện cho quá trình Test còn tài khoản Admin mình dùng để cấu hình LDAP như phía trên, chỗ Base DN chính là nơi mình chứa các User
Bạn nên nhớ lựa chọn như mình nhé, mình sẻ gán quyền cho user khi nó được truy cập luôn là quyền jira-software-user vì nếu như chúng ta không gán như vậy thì khi User đăng nhập vào nó sẻ báo là không có quyền, sau khi cấu hình xong nó đã load tất cả User về Jira rồi đây
Ok như vậy đã hoàn thành rồi, chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
  1. https://www.itblognote.com/2020/02/phan-1-huong-dan-xay-dung-gitlab-local.html
  2. https://www.itblognote.com/2020/02/phan-3-xay-dung-mail-zimbra-server-tren.html
Nguồn: itblognote.com

Post a Comment

2 Comments

  1. khi nhập lệnh cat 50-cloud-init.yaml thì nó báo là không tìm thấy thư mục hoặc tập tin. Trường hợp này mình xử lý như thế nào?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có hình cụ thể không bạn nhỉ chứ nói mình không hiểu ý bạn lắm.

      Delete

Vài lời muốn nói:
* Không được nhận xét thô tục bởi mình biết các bạn là những người văn minh.
* Pass giải nén mặt định là itblognote hoặc itblognote.com nếu có Pass khác thì mình sẽ ghim trong bài viết.
* Click vào quảng cáo và chia sẻ bài viết để mình có thêm động lực viết bài nhé.